Gà bị nổi trái hay còn gọi là bệnh đậu gà, đây là một loại bệnh thường gặp ở giống gà. Tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới việc gà bị chết, gây tổn thất to lớn về mặt kinh tế đối với người chăn nuôi. Vậy dấu hiệu gà bệnh bị nổi trái là gì? Và cách điều trị bệnh đậu gà ra sao? Hãy cùng với chúng mình đi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Bệnh nổi trái ở gà là gì?

Gà bị nổi trái hay còn được gọi với cái tên là bệnh đậu gà, đây là một loại bệnh nguy hiểm và có thể làm cho gà bị chết nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.
Loại bệnh này do virus gây ra và xảy ra với mọi lứa tuổi trong giai đoạn phát triển của gà đặc biệt là trong thời gian từ 25 – 50 ngày tuổi.
Dấu hiệu gà bị nổi trái thường bắt đầu với những triệu chứng như mọc mụn ở niêm mạc mắt, miệng, mào. Khi mụn chín sẽ bị chảy mủ ra và gây ra tình trạng loét viêm mạc. Hệ quả của những biểu hiện trên sẽ gây nên tình trạng mù mắt, tiêu chảy và tăng nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh đậu ở gà

Bệnh đậu gà là một loại bệnh phổ biến khi chăn nuôi gà và thường có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Sau đây là một vài nguyên nhân chính:
Virus đậu gà
Loại virus này thường xuất hiện trong môi trường khô hanh, ẩm ướt, thời tiết rét.
Côn trùng
Đây sẽ là những yếu tố trung gian truyền bệnh điển hình như ruồi, muỗi. Những loại côn trùng này mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác và lây lan chúng.
Lây nhiễm từ đồng loại
Bệnh đậu gà có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng. Những con gà bị bệnh đậu có khả năng lây nhiễm cho những con gà khỏe mạnh khác nếu có những vết trầy, xước.
Thời tiết
Loại bệnh này diễn ra quanh năm nhưng đặc biệt nhiều vào thời tiết mùa đông xuân, thời tiết khô. Đây là điều kiện tốt cho virus gây ra bệnh đậu gà phát triển. Bên cạnh đó, khả năng đề kháng của những chú gà cũng sẽ kém đi vào khoảng thời gian này do thiếu vitamin A.
Biểu hiện của gà bị mắc bệnh đậu

Triệu chứng của bệnh đậu gà thường dễ thấy nhất thông qua 3 dạng chính sau đây:
Dấu hiệu ngoài da
Gà bị nổi trái thường sẽ có những triệu chứng như mọc mụn ở ngoài da, tập trung vào các vùng ở mắt, miệng, mặt trong của cánh, hậu môn.
Mới đầu, những nốt mụn này sẽ nhỏ và có màu nâu xám, xám đỏ sau đó to dần và khiến da trở nên sần sùi, xấu xí. Những nốt mọc quanh mắt sẽ gây viêm giác mạc, chảy nước mắt, nước mũi khiến việc hô hấp gặp khó khăn. Sau một khoảng thời gian, các nốt mụn này càng chín, chuyển sang màu vàng, mềm và vỡ mủ ra. Gà bị bệnh đậu ngoài da là những triệu chứng đơn giản nhất và có khả năng hồi phục nhanh nhất.
Dạng niêm mạc
Những triệu chứng này thường hay gặp hơn ở gà con, gà biếng ăn, khó thở do họng bị đau. Biểu hiện rõ nhất là miệng của gà chảy ra những chất dịch lẫn mủ và lớp màng màu trắng. Sau khi lớp màng này bong ra sẽ làm lộ ra niêm mạc màu đỏ gây ra tình trạng viêm loét sang mắt, mũi.
Dạng hỗn hợp
Đây là dạng tổng hợp gồm cả 2 loại trên. Gà bị nổi trái dạng hỗn hợp thường tỉ lệ tử vong cao hơn. Biểu hiện rõ nhất cho loại bệnh này đó là gà bị sốt cao, tiêu chảy, bỏ ăn, trọng lượng giảm đi nhanh chóng. Bệnh sẽ diễn ra trong vòng từ 3 – 4 tuần tính từ thời gian có triệu chứng và vẫn có thể hồi phục nếu giữ vệ sinh tốt. Tuy nhiên, như đã nói thì tỷ lệ tử vong ở dạng hỗn hợp này thường cao, lên đến 50% đặc biệt là ở gà con khi mà khả năng đề kháng còn yếu.
Hậu quả khi gà mắc bệnh nổi trái

Loại bệnh đậu gà này có tốc độ lây lan nhanh chóng trên diện rộng nên hệ quả nó mang lại là vô cùng lớn cho những người chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng. Hậu quả cuối cùng và nghiêm trọng nhất khi gà mắc bệnh đậu đó là tử vong với số lượng lớn, gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế.
Do đó, với những người đang kinh doanh trong lĩnh vực này cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh đậu ở gà và tìm cách để phòng tránh nó. Vào mùa khô thì căn bệnh này sẽ dễ khiến gà bị bệnh crd nên chúng ta cần phải cẩn thận hơn trong khâuchăm sóc.
Biện pháp phòng bệnh đậu gà
Bệnh nổi trái ở gà mặc dù để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng chúng ta có thể chủ động phòng tránh nó với những biện pháp sau đây:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh: Đây là cách phòng tránh bệnh đậu ở gà hiệu quả nhất. Tiến hành tiêm vắc xin cho đàn gà đặc biệt là gà con để phòng tránh mắc bệnh.
- Bổ sung vitamin A trong thức ăn để giúp gà tăng sức đề kháng, chống lại các mầm bệnh tốt hơn.
- Thường xuyên phun dung dịch Formol 3% hoặc dung dịch phenol 5% để tiêu diệt virus gây bệnh đậu gà
- Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ để đồ ăn, nước uống sạch sẽ
- Diệt các loại côn trùng mang bệnh như ruồi, muỗi để giảm nguy cơ mắc bệnh từ vật trung gian
Cách điều trị bệnh đậu ở gà

Gà bị nổi trái thường có không thuốc đặc trị do đó người chăn nuôi nên sử dụng thuốc sát khuẩn bôi lên những nốt mụn để làm chúng nhanh khô lại và bong tróc nhanh chóng. Bôi những loại thuốc như metylen hoặc glycerin 10%, CuSO4 5% trong khoảng thời gian từ 3 – 4 ngày sẽ giúp bệnh đậu gà nhanh hết.
Bên cạnh đó, bạn có thể điều trị bệnh đậu gà bằng cách cho gà uống thuốc có chứa Oxytetracylin hoặc Neomycin. Khi cho gà uống thuốc, nên nhét vào miệng gà bị mắc bệnh đậu thêm thức ăn để gà không bị đói.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về gà bị nổi trái. Bệnh đậu ở gà hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa nếu bạn nắm rõ về nguyên nhân mắc bệnh cũng như cách phòng ngừa mà chúng mình có đề cập ở trên.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan hoặc muốn biết thêm thông tin nào mới thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé. Cảm ơn bạn đã đọc và quan tâm!